Logo
In trang này

02 CBNV TelSoft đạt chứng chỉ Certified ScrumMaster (CSM) (24/09/2015)

TelSoft bắt đầu tìm hiểu, triển khai thử nghiệm mô hình làm việc theo Scrum/Agile từ năm 2014. Sau một năm bỡ ngỡ, hiện tại, các dự án trọng điểm của TelSoft đều được vận hành theo mô hình Scrum. 

Scum Master là người chịu trách nhiệm chính để đội dự án thực hiện đúng theo các yêu cầu của Scrum. Đây là thành phần rất quan trọng và đòi hỏi nhiều kỹ năng. Certified ScrumMaster (CSM) là chứng chỉ do hiệp hội Scrum quốc tế Scrum Alliance cấp thông qua chương trình đào tạo chất lượng cao trên quy mô toàn thế giới. Để có được chứng chỉ này, đòi hỏi SM phải được tôi luyện, cọ sát qua các dự án thực tế theo mô hình làm việc Scrum, vừa giỏi lý thuyết, vừa giỏi thực hành.

Ngày 24/09/2015, TelSoft đã có 02 CBNV vượt qua kỳ thi và lấy được chứng chỉ SCM. Đó là anh Trịnh Xuân Bình (trưởng team Đại La) và anh Nguyễn Hồng Sơn (phòng R&D).

Xin chúc mừng 2 anh đã trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Scrum/Agile !!!

Một chút thông tin về 7 yếu tố cần có của scrum master

1. Am hiểu cả lý thuyết lẫn thực hành của scrum

Người đứng đầu của 1 team làm theo mô hình agile chắc chắn phải biết rõ lý thuyết về agile như thế nào, tuy nhiên thực tế và lý thuyết rất khác xa nhau. Nếu chưa từng có kinh nghiệm thực tế thì chắc chắn có rất nhiều trở ngại, kể cả bạn đã có trong tay chứng chỉ scrum master thì nó cũng không giúp được gì nhiều.

2. Giao tiếp giỏi

Trong team thì vị trí scrum master là vị trí cần phải giao tiếp nhiều nhất, nào là giao tiếp với khách hàng, với PO, với cấp trên. Đặc biệt là giao tiếp rất nhiều với các thành viên trong team. Scrum master phải giao tiếp đủ linh hoạt, hay hỏi những câu hỏi xoáy để phát hiện vấn đề, phát lộ ý tưởng.

3. Có kỹ năng quản lý

Mặc dù trong agile đề cao tinh thần tự chủ, các thành viên có thể thoải mái xử lý công việc mà không bị gò bó từ người quản lý. Tuy nhiên những việc từ trên trời rơi xuống như thành viên nghỉ đột xuất, dự án bị trễ deadline….lại đòi hỏi một người có kỹ năng quản lý thì mới giải quyết ổn thỏa

4. Có tinh thần lãnh đạo kiểu phục vụ

Scrum master thì chẳng có quyền hành gì nhiều nếu như không muốn nói là không có. Code thì cũng không được code, tất cả công việc liên quan trực tiếp tới sản phẩm là phó mặc hết cho team. Vậy nếu team gặp trở ngại không hoàn thành tốt công việc thì scrum master méo mặt. “Biết thân biết phận” mình nên chỉ còn mỗi cách quay ra phục vụ team cho tốt hơn, để đảm bảo các yếu tố bên ngoài không tác động đến năng xuất. Chẳng hạn như chạy đôn chạy đáo để chuẩn bị phòng họp, hay thằng cu kia mới bị người yêu đá, trông chán chán không có tinh thần làm việc, hay là mình xuống mua cho nó cốc trà đá vậy :D.

5. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn

Mâu thuẫn trong team tuy ít xảy ra nhưng khó tránh khỏi, làm sao mọi người có thể làm việc tốt khi nội bộ trong team lục đục. Nhất lại là lập trình pair thì thôi khỏi phải nói

6. Giỏi thuyết trình

Scrum master là người chủ trì các buổi họp, có khi lại là người training cho team, giới thiệu mô hình cho khách hàng… Tất cả những điều này bạn có thể làm tốt không nếu như không có kỹ năng thuyết trình

7. Kỹ năng phát triển nhân lực

Hẳn là trong team có người kém, có người trung bình, có người giỏi. Năng xuất của mỗi sprint thì cũng không cao, hay bị khách hàng phàn nàn hoặc chậm tiến độ. Vậy làm cách nào để tăng năng xuất của cả team, một trong những cách hiệu quả nhất đó là tạo điều kiện để từng cá nhân phát triển tốt nhất, bạn có thể định hướng công việc cho họ, động viên hay đơn giản hơn chỉ là hãy để họ làm những công việc đúng sở trường của mình.

 

Bài mới nhất

FaLang translation system by Faboba